Kỹ năng sống cho trẻ em

  1. Mục đích

– Tạo môi trường rèn luyện giúp trẻ hình thành được các kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống;

– Giúp trẻ trở nên tự tin trong giao tiếp, biết cách ứng phó trong các tình huống bất ngờ;

– Biết yêu thương, chịu trách nhiệm với bản thân và gia đình;

– Hình thành tính tự lập, tự giác trong các công việc.

  1. Giảng viên

Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia Tâm lý có nhiều năm kinh nghiệm từng tham gia giảng dạy tại trường mầm non, tiểu học, các trung tâm, câu lạc bộ,…

STT Họ và tên Cơ quan công tác
1 PGS.TS Nguyễn Thị Hoa Trưởng phòng Tâm lý học ứng dụng-Viện Tâm lý học.
2 TS. Đặng Thị Vân Trưởng bộ môn Tâm lý – Học viện Nông nghiệp VN.
3 ThS. Tô Thuý Hạnh Phó phòng Tâm lý học ứng dụng – Viện Tâm lý học.
4 ThS. Nguyễn Hữu Huynh Trưởng bộ môn Tâm lý – Khoa giáo dục tổng hợp Cung thiếu nhi Hà Nội.
5 ThS. Trần Thị Thanh Tâm Bộ môn Tâm lý – Học viện Nông nghiệp VN.
  1. Thông tin khoá học

– Đối tượng: học sinh từ 6-15 tuổi;

– Số lượng: 15 – 20 trẻ/nhóm lớp (chia nhóm theo độ tuổi (từ 6-9 tuổi, từ 10-15 tuổi);

– Thời lượng: 12 buổi/khóa học.

  1. Nội dung chương trình
Buổi Sắc màu em yêu Kỹ năng cụ thể Mục đích
1  

Màu xanh

Kỹ năng kết nối bạn bè Khởi hành cho chuyến khám phá là màu xanh hy vọng. Trong buổi đầu trẻ làm quen với bạn bè trong nhóm KNS. Biết được cách thức làm quen, chia sẻ với bạn mới.
2  

 

 

 

Màu vàng

Yêu thương Trẻ nhận ra được yêu thương là gì; Yêu thương những ai; Trẻ nhận ra giá trị tình yêu thương của bố mẹ; Trẻ tự giác giúp đỡ bố mẹ trong các việc đơn giản nhất để thể hiện tình yêu thương của mình.
3 Trân trọng những gì mình có Sau buổi này trẻ biết trân trọng những gì mình đang có, không mè nheo đòi hỏi bố mẹ mua các đồ vật, đồ ăn… Biết chia trẻ, cảm thông với những người kém may mắn hơn mình.
4 Màu đỏ Kỹ năng tự lập 1: Tạm biệt tính lười biếng Màu đỏ mạnh mẽ thể hiện là cuộc chiến của trẻ với chính bản thân mình để gạt bỏ các thói quen xấu: ăn chậm, tính trì hoãn, lười làm bài… và hình thành các thói quen tốt: ngủ dậy sớm đúng giờ, tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, tự giác học bài, làm bài….
5 Kỹ năng tự lập 2: Hình thành các thói quen tốt
6 Muôn màu cuộc sống Dã ngoại – Thế giới như tôi thấy Trẻ đi dã ngoại ở trang trại hoặc tham gia chương trình thiện nguyện do trung tâm tổ chức để giúp trẻ thấy được muôn màu cuộc sống và là cơ hội để thực hành các kỹ năng đã rèn luyện
7  

 

 

 

Màu đen

Kỹ năng sinh tồn 1: Kỹ năng ứng phó với hỏa hoạn  

Cuộc sống không hoàn toàn là màu hồng, có lúc trẻ phải đối mặt với những thử thách. Với nhóm kỹ năng sinh tồn giúp trẻ biết cách phòng tránh và ứng phó được với các tình huống bất thường: hỏa hoạn, động đất, bão lụt…

8 Kỹ năng sinh tồn 2: Kỹ năng ứng phó với động đất
9 Kỹ năng sinh tồn 3: Kỹ năng ứng phó với bão lụt
10  

 

 

Màu xanh

Kỹ năng lắng nghe và phản hồi Không chỉ khám phá bản thân trẻ còn biết xây dựng mối quan hệ với mọi người. Sau khi trải nghiệm kỹ năng này trẻ biết cách thể hiện sự lắng nghe người khác. Biết cách đưa ra lời phản hồi trong các tình huống khác nhau một cách thích hợp. Biết và có ý thức hình thành các thói quen lịch sự: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi

 

11 Phép lịch sự căn bản
12 Bức tranh cuộc sống Tổng kết Trẻ thực hành các giá trị và kỹ năng sống đã được rèn luyện. Cùng chia sẻ vẽ nên bức tranh cuộc sống dưới đôi mắt của trẻ.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button